Di sản thế giới Persepolis

Thành phố “Thủ đô của Ba Tư” Persepolis là cố đô thuộc triều đại thứ hai của đế chế Ba Tư với những công trình kiến trúc từ thời Alexander Đại đế. Mỗi chi tiết phù điêu chạm khắc đều thể hiện cuộc sống trong những ngày đầu của người Ba Tư với nền văn hóa và phong tục đặc sắc của họ.

Theo nhận định của các nhà khảo cổ, cố đô Persepolis tồn tại vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Trong tiếng Hy Lạp, Persepolis có nghĩa là “Thủ đô của Ba Tư”. Persepolis là di tích văn hóa – lịch sử đáng tự hào của Iran – tên gọi ngày nay của đế chế Ba Tư.

Thủ đô Persepolis lộng lẫy với các cung điện, dinh thự, sảnh đường nguy nga. Cung điện Apadana là công trình xuất sắc của Persepolis, có chiều dài hướng đông – tây 300m và nam – bắc 460m, được xây dựng vào năm 515 trước công nguyên và hoàn tất sau 30 năm, rồi 150 năm sau đó xây bổ sung và hoàn chỉnh. Một kiệt tác, biểu tượng linh hồn và tư tưởng Ba Tư nhưng ở tầm quốc tế về kiến trúc và nghệ thuật. Nghệ nhân từ khắp nơi đã góp vào đó những cột đá trắng phong cách Hy Lạp, những đền đài mang dấu ấn La Mã, phù điêu đắp nổi trên đá phong cách Ba Tư, hòa trộn với màu sắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập. là nơi các vị vua Ba Tư tổ chức hội họp và đón tiếp sứ thần các nước.

Persepolis không chỉ là công trình phục vụ cho vương triều lúc bấy giờ, mà còn là một kiệt tác kiến trúc, thể hiện qua những cột đá được chạm khắc tinh xảo, những bức tường điêu khắc sống động… phô diễn tài năng của người thợ thủ công Ba Tư cổ đại.

Persepolis cũng là biểu tượng cho sự giàu có của đế chế Ba Tư bởi nền kiến trúc to lớn, công trình xa hoa với vàng bạc và các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp.

Năm 320 trước Công nguyên, Alexander Đại đế từ xứ Macedonia, sau khi chinh phục Hy Lạp đã đánh đến Ba Tư. Ông đến thành Persepolis này, cho quân binh nghỉ lại hai tháng. Nơi từng là chốn hành lễ Noruz đón chào mùa xuân và đón tiếp sứ thần các nước, bây giờ thành chốn nghỉ chân cho đám binh lính khét tiếng trên toàn cõi. Rượu đổ ra như suối trong hai tháng ấy. Cho đến một ngày, dường như Alexander Đại đế nhớ đến chuyện một thế kỷ rưỡi trước đó, hoàng đế Ba Tư Xerxes đánh sang Hy Lạp và thiêu trụi thành Athens. Rượu đổ ra và lửa bùng lên. Người ta tin rằng Alexander Đại đế đã cố tình đốt thành Persepolis để trả thù cho thành Athens.

Việc khai quật khu di tích vào những năm 1930 cho thấy lửa đã bùng lên, thiêu đốt những cột đá trong cung Apadana, thiêu đốt một trăm cái cột cẩm thạch của Bách Trụ Cung, làm giầm kèo bằng sắt và chì bị nung chảy. Mái vòm cung điện cứ thế mà sập xuống.

Trước khi thành Persepolis bị đốt, Alexander Đại đế đã vơ vét toàn bộ châu báu trong ngân khố của thành, chất lên ba nghìn con lạc đà, chuyên chở về xứ Macedonia của mình. Ông cũng cho bóc hết những lớp vàng dát lên cột đá, lên những bức phù điêu trên tường, trên các cầu thang. Xứ Ba Tư hồi ấy nổi tiếng nhiều vàng bạc châu báu, giàu sang bậc nhất dưới gầm trời.

Cung điện một trăm cột đá giờ chỉ còn những cái bệ cẩm thạch, bên cạnh lăn lóc những mảnh vỡ thân cột vốn cao ngất. Ở lối cổng Toàn xứ Môn (Gate of All Nations) vẫn còn ba cái cột đá cao gần hai chục mét, trên đỉnh vốn là pho tượng những con vật đầu chim, mình sư tử. Gần đó là những con bò có đôi cánh thanh thoát đang bay lên,…

Dù cho thời gian và chiến tranh đã tàn phá hầu hết Persepolis nhưng những giá trị văn hóa và kiến trúc của Persepolis vẫn luôn tồn tại. Persepolis chính là minh chứng vĩ đại cho sự hưng thịnh của đế quốc Ba Tư cổ đại. Persepolis đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới trong năm 1979.

Bây giờ di tích Persepolis là một trong những điểm du lịch đông đúc quanh năm của Iran. Hàng năm, tại Persepolis đều có tổ chức nghi lễ cúng tế thần linh và các lễ hội mang tính chất cộng đồng.

Bài viết cùng chủ đề

Check Also
Close
Back to top button