Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm chỉ cách Hà Nội khoảng 50km, cách Sơn Tây chừng 5km về hướng Đông. Từ năm 2006, Đường Lâm vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên của Việt Nam được nhà nước trao bằng chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

 

Cổng làng

Đường Lâm là nơi đã sản sinh ra bao anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Bố Cái đại vương Phùng Hưng, bà Man Thiện (mẹ của hai bà Trưng), bà chúa Mía (vương phi chúa Trịnh Tráng, có công xây chùa Mía)… Thế nên, Đường Lâm còn được gọi là vùng đất hai vua: vua Ngô Quyền và vua

Ngõ nhỏ

Nét đặc trưng, tiêu biểu nhất của Đường Lâm là cổng làng và đình làng Mông Phụ. Có thể nói, kiến trúc đình này là biểu trưng của đình Việt Nam.

Mỗi năm một lần từ mùng một Tết đến mùng mười, sân đình nhộn nhịp vào hội với các trò chơi dân gian.

Đường làng

Từ đình làng có 6 con đường toả đi 6 hướng để đến 9 làng khác nhau. Đường Lâm được hình thành bởi 9 làng, trong đó 5 làng là: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau, còn hai làng tách biệt là Phụ Khang và Văn Miếu. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

Theo thống kê ba làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh có đến 800 ngôi nhà cổ truyền thống, được xây dựng chủ yếu bằng đá ong. Có những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850… Cột trụ và trần nhà thường được làm bằng gỗ xoan, ba gian giữa ngôi nhà được đặt bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, có những ngôi nhà niên đại hơn trăm năm. Các ngôi nhà ở đây được làm theo kết cấu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn.

Ngõ nhỏ

Nhà cổ ở Đường Lâm đều có kiểu “nội tự- ngoại khách”, sân nhà thấp hơn mặt đường. Mỗi khi trời mưa, nước tụ về sân nhà rồi mới thoát ra cống, nhằm sinh tài lộc cho chủ nhân theo triết lý “tụ thủy sinh tài” của người xưa.

Làng Đường Lâm có các ngõ khá rộng, chạy ngoằn nghèo, uốn lượn và thường được lát gạch ở phần giữa. Dọc 2 bên đường là tường hậu của các nhà dân xây bằng đá ong hay gạch mộc. Qua cổng làng lại đến các cổng thôn, qua cổng thôn lại vào đến cổng nhà.

Hệ thống cổng làng, cổng thôn và cổng nhà cũng được xây bằng gạch ong, một đặc trưng khác biệt của Đường Lâm.

Đền thờ Ngô Quyền

Từ thị xã Hà Đông tới làng cổ ở Đường Lâm, có thể đi theo hai đường.- Một là: Từ thị xã Hà Đông theo đường 32 đi khoảng 40 km đến thị xã Sơn Tây, đi tiếp 4,5 km là tới di tích. Hai là: Từ thị xã Hà Đông xuôi theo cao tốc Láng – Hoà Lạc khoảng 20 km tới ngã ba Hoà Lạc, rẽ phải theo đường 21A lên thị xã Sơn Tây, đi tiếp 4,5 km là tới nơi. Có thể tới làng cổ ở Đường Lâm bằng các phương tiện giao thông như: Ô tô, xe máy, xe đạp đều rất thuận tiện. bắt đầu hành trình tham quan, du khách thường đến điểm đầu tiên là Đình Làng Mông Phụ, thăm các ngôi nhà cổ, sau đó tiếp tục tham quan khu di tích Lăng và Đền nổi tiếng của Đường Lâm, thăm đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, Chùa Mía (Sùng Nghiêm tự).

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button