Lý lịch di tích nền điện kính thiên

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.

dien-kinh-thien-1

Điện Kính Thiên

Tên Kính Thiên đúng ra có từ sách Toàn Thư, ghi sự kiện năm 1203 đời vua Lý Cao Tông. Sử chép: “mùa hạ, tháng 4, gác Kính Thiên sắp xong, có chim khách làm tổ chim con trên gác ấy. Các quan can rằng “ ngày xưa Ngụy Minh để làm gác Lăng Tiêu có chim khách làm tổ. Cao Đường Long can rằng “ Thần từng nghe có câu chim khách có tổ, chim cưu đến ở”. Nay chim khách đến làm tổ nơi cung khuyết, theo ngụ kiến của thần thì gác ấy có làm xong nữa tất có người họ khác đến ở. Nay xin bệ hạ xét lời của Cao Đường Long, trước hãy sửa đức sau sẽ hưng công mới là phải. “ Vua nghe lời của hoạn quan là Phạm Bỉnh Di giục làm càng gấp, nhân dân rất khổ.”

Gác Kính Thiên này chưa chắc đã là Điện Kính Thiên như ta vẫn hiểu về điện Kính Thiên thời Lê sau này nhưng cứ xin trích ra đây để hiểu cho toàn diện.

Lấy Càn Nguyên đặt tên cho điện coi chầu Lý Thái Tổ đã chọn đúng trung tâm của trời đất đặt ngai vàng để trị nước. Sau các vua nhà Lý đến các vưa nhà Trần, nhà Lê đã cho xây dựng hệ thống thành lũy tại đây. Khu vực quan trọng là Cấm Thành hay Long Thành, Long Phượng Thành, trong Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Trung tâm là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý – Trần. điệ Kính Thiên thời Lê.

 di-tich-co-loa-1

Khu di tích Cổ Loa

Từ năm 1788, khi vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân – Huế và sau đó nhà Nguyễn ( 1802 – 1945 ) cũng định đô tại đây thì Thành Thăng Long trở thành trụ sở của Trấn Bắc Thành. Năm 1805, vua Gia Long cho xây dựng khu vực này làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “ ngự gái Bắc tuần”. Tên Thành cổ Hà Nội xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn, lập các tỉnh trên cả nước, trong đó có Tỉnh Hà Nội và Thành Hà Nội là trụ sở của Tỉnh Hà Nội.

Thời Pháp thuộc, vào cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy Pháo binh.

Sau ngày 10 / 10 / 1954, khi quân ta vào tiếp quản Thủ đô, khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc Phòng.

Năm 2004, Bộ Quốc phòng bàn giao lại một phần diện tích khu vực trung tâm ( “ trục chính tâm” ). Thành cổ Thăng Long – Hà Nội cho UBND thành phố Hà Nội quản lý.

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button