Triển lãm ”Báu vật khảo cổ học Việt Nam” tại Đức

Dự án triển lãm “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” tại Đức đã được lên ý tưởng từ năm 2007. Với sự kiên trì nỗ lực của các cơ quan chuyên môn từ hai phía Việt Nam và Đức, triển lãm đã được khai mạc vào ngày 6/10/2016 vừa qua tại Bảo tàng khảo cổ học LWL – Thành phố Herne ( Cộng hòa Liên bang Đức).

trien-lam-bau-vat-viet-nam2

Tham dự lễ khai mạc có ngài Frank Dudda – Thị trưởng thành phố Herne (Đức), bà Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch Việt Nam, ông Đoàn Xuân Hưng – Đại sứ Việt Nam tại Đức, ông Nguyễn Thế Hùng – Cục trưởng Cục di sản văn hóa cùng các đại biểu đại diện của 8 bảo tàng, khu di sản phía Việt Nam có hiện vật trưng bày tại triển lãm đợt này.

Triển lãm giới thiệu 400 tài liệu, hiện vật tiêu biểu của Việt Nam, trong đó có những báu vật lần đầu tiên được mang đi triển lãm ở nước ngoài như ấn  “Trị lịch minh thời chi bảo” bằng vàng của vua Minh Mạng triều Nguyễn. Thông qua các hiện vật khảo cổ học đã giới thiệu tới bạn bè Đức và bạn bè quốc tế nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, từ thời Tiền sử, văn hóa Đông Sơn, thời đại Vua Hùng, đến văn hóa Champa, văn hóa Thăng Long – Đại Việt và cả thời hiện tại. Triển lãm cũng nhấn mạnh sự đóng góp của các nhà khảo cổ học người Đức trong quá trình hợp tác nghiên cứu 60 năm qua. Ở thời tiền sử, người xem có thể khám phá các công cụ lao động bằng đá điển hình như rìu tay (di chỉ Núi Đọ, Núi Voi – Thanh Hóa) cùng nhiều hiện vật quý như Trống đồng Sao vàng ((Thanh Hóa), thạp đồng, chuông đồng của văn hóa Đông Sơn, chuỗi hạt bằng thủy tinh (Sa Huỳnh – Quảng Ngãi), vòng tay, khuyên tai, trang sức bằng vàng văn hóa hóa Óc Eo. Ngoài ra còn có bộ sưu tập lưỡi cày bằng đồng tìm thấy tại Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). Các hiện vật giới thiệu văn hóa Champa cũng rất phong phú như các tác phẩm điêu khắc đá, vật liệu trang trí kiến trúc đền tháp. Văn hóa Thăng Long – Đại Việt nổi bật với các hiện vật đầu rồng, đầu phượng thể khối lớn của Hoàng thành Thăng Long. Đây là những câu chuyện sinh động nhất về lịch sử Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên và Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng cùng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của triển lãm, góp phần tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Đức, đặc biệt trong năm hai nước kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Thông qua triển lãm này, các bạn Đức sẽ hiểu sâu hơn về lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài và liên tục của dân tộc Việt Nam, khẳng định Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và độc đáo.

Triển lãm Báu vật khảo cổ Việt Nam diễn ra tại Bảo tàng khảo cổ học LWL (thành phố Herne) trong thời gian từ 7/10/2016 – 26/2/2017. Sau đó, các báu vật sẽ tiếp tục được đưa tới trưng bày tại  Bảo tàng  Reiss Engelhorn  (Mannheim) và Bảo tàng khảo cổ học quốc gia tại Chemnitz, cộng hòa liên bang  Đức đến tháng 1/2018.

Trong khuôn khổ chương trình triển lãm, đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dẫn đầu cũng đã có buổi làm việc với Thị trưởng thành phố Herne và tham quan các bảo tàng, di sản văn hóa thế giới nổi tiếng  như Bảo tàng Ruhr, Bảo tàng Gasometer Oberhausen, bảo tàng khảo cổ học LWL.

Một số hình ảnh của đoàn công tác tại Đức:

trien-lam-bau-vat-viet-nam3

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu tại buổi làm việc với Thị trưởng thành phố Herne.

trien-lam-bau-vat-viet-nam4

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên ghi sổ lưu niệm cùng ngài Thị trưởng.

trien-lam-bau-vat-viet-nam5

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại tòa thị chính thành phố Herne.

trien-lam-bau-vat-viet-nam6

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tặng quà lưu niệm cho Thị trưởng thành phố Herne.

trien-lam-bau-vat-viet-nam7

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.

trien-lam-bau-vat-viet-nam8

Hiện vật Hoàng thành Thăng Long trưng bày tại triển lãm.

trien-lam-bau-vat-viet-nam9

Các đại biểu tham quan triển lãm.

trien-lam-bau-vat-viet-nam10

Thăm bảo tàng Khảo cổ học LWL tại Herne. Đây là bảo tàng có ý tưởng và phương pháp diễn giải độc đáo, với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại để du khách dễ dàng hiểu được thông điệp của các hiện vật khảo cổ học cùng các tầng văn hóa sinh động. Du khách tham quan bảo tàng theo con đường mô phỏng các thời kỳ lịch sử của loài người,bắt đầu từ bước chân con người dưới mặt đất và kết thúc là bước chân con người trên mặt trăng.

trien-lam-bau-vat-viet-nam11

Thăm bảo tàng Gasometer Oberhausen. Từ một lò chứa ga được xây dựng năm 1929 của một vùng công nghiệp rộng lớn đã trở thành một bảo tàng hấp dẫn, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm.

trien-lam-bau-vat-viet-nam12

Bảo tàng Ruhr vốn là một nhà máy rửa than được xây dựng năm 1904. Sau khi đóng cửa vùng công nghiệp này, nhà máy đã biến thành một bảo tàng giới thiệu lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và cả sự thay đổi của một vùng công nghiệp than ở Ruhr.

trien-lam-bau-vat-viet-nam13

Thăm Bảo tàng Ruhr (di sản thế giới).

trien-lam-bau-vat-viet-nam14

Thăm Bảo tàng Ruhr (di sản thế giới).

Kim Yến
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button