5 điểm khám phá đảo Nam New Zealand

Trên khắp hòn đảo rộng 151 ngàn hecta này là bạt ngàn những khu rừng rậm rạp, là mênh mông những hồ nước trong xanh, soi bóng những dãy núi chập chùng, là hàng triệu con sông êm ả,..

Christchurch — Greymouth

Từ thuở xa xưa, Greymouth vốn là thương cảng buôn bán ngọc thạch của người Maori. Sau cơn sốt vàng đầu thế kỷ 19, dân số Greymouth tăng nhanh đột ngột và Greymouth trở thành trung tâm thương mại — cũng là thành phố lớn nhất — của duyên hải phía tây đảo Nam. Từ Christchurch, để đến được Greymouth (và ngược lại), bạn sẽ đi trên Tranzalpine — một trong những hành trình bằng tàu hoả tuyệt vời nhất trên thế giới. Trong suốt bốn giờ, con tàu sẽ đưa bạn đi suốt chiều ngang của đảo Nam.

Màu xanh mát của đồi núi hoà cùng sắc vàng của hoa

Bạn sẽ đi dọc theo hồ Brunner lớn nhất vùng tây bắc của đảo Nam với diện tích 40 ngàn kilômét vuông, đi qua những con đèo uốn lượn một cách ngoạn mục, những thung lũng nằm gọn trong lòng những dãy núi cao phủ đầy tuyết trắng, qua những con sông, con suối ánh lên màu xanh ngọc dưới mặt trời, xuyên qua những bình nguyên trải dài mênh mông một sắc xanh của đồng cỏ và của rừng rậm nhiệt đới, sắc vàng của hoa kim tước — một loại hoa dại mọc bạt ngàn trên đất nước Kiwi. Đèo Arthur (Arthur Pass) chính là điểm nhấn của chuyến tàu Tranzalpine và là một ấn tượng khó quên cho du khách.

Đến Greymouth, bạn nhớ tranh thủ đến thăm Monteith, nhà máy bia lâu đời nhất ở New Zealand. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình làm bia ở đây, bắt đầu từ nguồn nguyên liệu thô là những hạt lúa mạch cho đến quá trình rang hạt, tách hạt, lên men, ủ bia, đóng chai. Một điều thú vị nữa là bạn sẽ được nếm tất cả các loại bia do nhà máy sản xuất, từ nặng tới nhẹ, từ cổ điển tới hiện đại.

Và vì Greymouth có địa thế ở cạnh “the mouth of Grey river” nên bạn cũng đừng bỏ qua những khoảnh khắc ngắm hoàng hôn trên cửa sông Grey. Bạn có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào trên bờ kè của con sông, cũng có thể đi bộ dọc bờ sông rồi vòng lên cầu Cobden vắt ngang cửa sông để ngắm chính diện cảnh hoàng hôn. Cam đoan với bạn đó sẽ là những khoảnh khắc khó quên nhất trong đời.

Greymouth — Franz thanglongef

Từ Greymouth xuôi về hướng nam theo bờ biển phía tây, bạn sẽ đến Ross, một trong những đích đến của “cơn bão vàng” của thế kỷ 19. Khi ghé vào một điểm đào vàng này và mua một tấm vé, bạn sẽ được đưa một thau cát và được chỉ dẫn cách đãi vàng.

Nếu không thu được những hạt bụi vàng óng ánh thì bạn cũng sẽ lọc được vài hạt đá quý xanh biếc, và đương nhiên bạn sẽ được tặng những chiếc lọ nhỏ để mang thành quả của mình về nhà.

Fran thanglongef đứng từ trên cao của sông băng nhìn xuống

Mọi mệt mỏi trong suốt hành trình của bạn sẽ tan biến, khi bạn đến Franz thanglongef và chuẩn bị cho hành trình leo núi chinh phục sông băng vĩnh cửu (glacier). Các nhà tổ chức tour sẽ trang bị cho bạn đầy đủ,

từ quần áo chống ướt đến giày chuyên dụng để trèo lên các mỏm băng tuyết, và cả một khoá huấn luyện ngắn để bạn hạn chế tối thiểu khả năng gặp tai nạn trên đường đi.

Sông băng Franz thanglongef bắt nguồn từ đỉnh Southern Alps, tràn sâu xuống vùng rừng nhiệt đới rậm rạp và những thảo nguyên bao la của vườn quốc gia Westland. Khởi hành ở độ cao 2.700m, kết thúc ở độ cao 240m trên mực nước biển, và trải dài 12km, Franz thanglongef chính là con sông băng dốc nhất trên thế giới.

Muốn khám phá nó, bạn phải đi theo nhóm, tốt nhất nên có người hướng dẫn chuyên nghiệp, vì đây thực sự là một cuộc chinh phục đầy thử thách. Những nỗ lực của bạn sẽ được đền bù xứng đáng vì mỗi mét chiều cao bạn vượt qua lại mở ra một khung cảnh khác nhau, trong đó đáng kể nhất là vô số những bức tượng băng mà thiên nhiên đã tỉ mỉ tạc lên trên những tảng núi băng.

Franz thanglongef — Queenstown

Điểm dừng đầu tiên không thể bỏ qua trên chặng đường này là hồ Matheson — được những chuyên gia chụp ảnh ưu ái gọi là “hồ gương soi”. Ở mọi góc độ, mặt hồ đều trong xanh yên ả, soi bóng dãy Southern Alps sừng sững. Quả đúng như tên gọi, thật khó mà phân biệt cảnh trên bầu trời và dưới mặt nước, cái nào là thật, vì mặt hồ phản chiếu trọn vẹn mọi cảnh vật ở phía trên nó.

Lòng hồ Matheson in bóng trọn vẹn mọi cảnh vật

Càng tiến gần về Queenstown, cảnh vật càng thay đổi rõ rệt khi du khách đi từ những cánh rừng rậm rạp sang những bình nguyên rộng lớn, xuôi dọc theo những hồ nước trải dài soi bóng những dãy núi cũng trải dài. Vì vậy, đừng bao giờ rời xa chiếc máy ảnh, nhất là khi bạn đi qua hồ Hawea và hồ Wanaka. Cũng trên đường tiến về Queenstown, bạn đừng quên ghé thăm cầu Kawarau, “quê hương” của môn nhảy bungy và cũng là nơi đầu tiên trên thế giới thương mại hoá môn nhảy này.

Queenstown được mệnh danh là kinh đô phiêu lưu của thế giới với rất nhiều những hoạt động mang đầy tính mạo hiểm như cưỡi ngựa, nhảy dù, nhảy bungy, dù lượn, trượt thác, lướt ván, lướt sóng… Nếu bạn chỉ hợp với các hoạt động nhẹ nhàng thì có thể chọn các tour đi xuyên lòng hồ Wakatipu bằng tàu hơi nước Earnslaw, hoặc tham quan vịnh Kingston bằng tàu lửa hơi nước Kingston, hay đơn giản hơn là ngồi bên bờ hồ Wakatipu để ngắm hoàng hôn màu cam thẫm và những cánh chim hải âu bay lượn…

Có một đặc điểm khá lạ là ở Queenstown không hề có đèn đỏ. Dọc theo những con phố, bên cạnh những vạch trắng dành cho người đi bộ là những tấm bảng tròn phản quang màu đỏ. Bất cứ khi nào bạn cũng có thể băng qua đường trên những vạch trắng đó, và xe cộ sẽ đừng lại để nhường đường cho bạn. Đem thắc mắc hỏi một người bản xứ thì được giải thích là vì dân số Queenstown quá ít nên lượng xe cộ lưu thông cũng rất thấp, cho nên việc làm những trụ đèn giao thông là không cần thiết. Hơn nữa người dân ở đây cũng rất có ý thức khi tham gia giao thông, thành ra tuy không có đèn đỏ nhưng rất ít khi nào có tai nạn xảy ra.

Milford Sound

Milford Sound, thuộc một phần của vườn quốc gia Fiordland nằm về phía tây nam của đảo Nam (vườn quốc gia lớn nhất New Zealand và lớn thứ năm trên thế giới). “Sound” có nghĩa là eo biển; Milford (đúng ra là “Fiord”) nghĩa là eo biển hình chữ U được cắt ra khi sông băng rút đi vào cuối kỷ băng hà và nước biển tràn vào thay thế. Nói một cách dễ hình dung thì những cái “sound” này giống như những ngón tay của biển.

Milford Sound là “ngón tay” dễ “chạm vào” nhất trong số hàng chục sound thuộc Fiordland, kéo dài 15km từ bờ biển Tasman vào sâu trong đất liền và được bao bọc bởi những vách đá sừng sững cao đến hơn 1.200m.

Một góc Milford Sound: những đám mây trôi nhẹ nhàng trên những đỉnh núi. Rất nhiều trong số những đám mây này là hơi nước bốc lên từ những con thác ở lưng chừng núi

Trong đó có những vách đá có hình thù kỳ thú như vách đá Elephant cao 1.517m có hình đầu voi, đỉnh Lion cao 1.302m có hình sư tử thu mình. Trên những vách đá, ngọn núi là những thảm thực vật xanh tốt và những dải thác nước trắng xoá. Dưới cái nắng rực rỡ của mùa hè, hơi nước bốc lên từ những con thác tạo thành những màn sương huyền ảo và những đám mây nhẹ như khói. Còn dưới nước và trên những mỏm đá là những bầy hải cẩu đang phơi nắng và cá heo đang đùa giỡn.

Do có những vách núi cao sừng sững bao bọc, Milford Sound là nơi tránh bão cực tốt cho tàu bè. Ngay cả khi ngoài khơi của biển Tasman có bão, bên trong “sound” vẫn êm ả. Đó là lý do Milford Sound đẹp trong mọi hoàn cảnh thời tiết, bất kể là nắng hay mưa. Không gian ở đây rất tĩnh lặng, không khí mát lạnh và trong lành.

Mà thật ra thì không cần phải đến tận Milford Sound bạn mới tận hưởng được cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh trên đường đi cũng đẹp không kém. Trên con đường từ Queenstown đến Milford Sound, một bên là hồ Wakatipu còn một bên là dãy núi Remarkable. Wakatipu có nghĩa là “lòng chảo nơi con quái vật khổng lồ ngủ”, có hiện tượng thuỷ triều giả: cứ năm phút một lần, mực nước hồ dâng lên và hạ xuống khoảng 12cm.

Wakatipu được kẹp giữa hai dãy núi, còn đường xe chạy thì xẻ một phần chân dãy Remarkable, dãy núi đổi màu dưới ánh sáng mặt trời. Chính vì được len lỏi trong dãy Remarkable nên bạn sẽ được đi dưới những ngọn núi cao sừng sững và bạc trắng màu thời gian. Điều thú vị trên những vách núi này có hàng ngàn những dòng suối nhỏ chảy dài từ đỉnh núi xuống tới chân núi, nước suối chủ yếu là do băng tuyết từ trên đỉnh núi tan ra. Bạn cũng sẽ đi qua những con suối vắt ngang mặt đường, nước suối mát lạnh và trong vắt với độ tinh khiết lên đến 99,8%.

Queenstown — Dunedine

Dunedine có nghĩa là “Edinburg của miền Nam”, được những người di dân Scotland đầu tiên xây dựng để tưởng nhớ về cố hương của họ. Thoạt nhìn, Dunedine có nét giống Đà Lạt của Việt Nam với rất nhiều những con dốc cao cùng những ngôi nhà xinh xắn nằm lọt thỏm giữa những khu vườn đầy cây xanh và hoa cỏ.

Toàn cảnh lâu đài Larnach

Thế nhưng khi nhìn kỹ, Dunedine có những nét rất riêng, chính là những công trình kiến trúc rất khác biệt và mang đậm chất Scotland. Như nhà ga Dunedine với những khối nhà đồ sộ và vuông vức được trang trí cầu kỳ, là một trong những toà nhà được chụp ảnh nhiều nhất ở đất nước Kiwi. Hoặc lâu đài Larnach, là toà lâu đài duy nhất ở New Zealand, được khởi công xây dựng từ năm 1871. Phần khung của toà lâu đài được 200 người thợ xây dựng trong suốt ba năm ròng, còn phần nội thất được hoàn thành trong 12 năm tiếp theo với những vật liệu tinh tuý nhất được mang về từ khắp nơi trên thế giới.

Với một vị thế tuyệt đẹp, là một sườn đồi thoai thoải bên bờ vịnh Otago, nên chỉ cần đứng trên đỉnh tháp của toà lâu đài là bạn có thể ngắm được bán đảo Otago từ trên cao và những khu vườn xanh tươi ở xung quanh. Lâu đài Larnach cũng là nơi chứng kiến những câu chuyện đầy tính bi kịch của nam tước Larnach tài năng, giàu có và cũng rất đa tình.

Đến Dunedine, bạn nhất định phải đến Baldwin để thử trèo lên con đường được ghi vào sách kỷ lục là con đường dốc nhất trên thế giới (với chiều dài 161,2m và góc nghiêng 38 độ). Bạn có thể không tin, nhưng sự thực là nếu đứng trên đỉnh của con đường này và để một lá bài xuống mặt đường (bằng xi măng), lá bài không nằm yên mà sẽ trượt xuống dốc.

Ngoài ra, cũng đừng bỏ qua cơ hội đến thăm Cadbury, thương hiệu đã biến Dunedine thành “kinh đô của chocolate”, để được chứng kiến quy trình làm chocolate và nếm thử những sản phẩm chocolate mới nhất. Nếu còn thời gian, hãy đến bán đảo Otago để được chiêm ngưỡng chim cánh cụt mắt vàng — một trong những loài chim cánh cụt quý hiếm nhất trên thế giới, cùng những loại động vật hoang dã quý hiếm khác như hải cẩu lông thú, chim hải âu khổng lồ.

Tùy theo quỹ thời gian của mình mà bạn có thể đăng ký tour nửa ngày hay trọn ngày. Các nhà tổ chức tour sẽ trang bị cho bạn đầy đủ, từ quần áo chống ướt đến giày chuyên dụng để trèo lên các mỏm băng tuyết, và cả một khoá huấn luyện ngắn để bạn hạn chế tối thiểu khả năng gặp tai nạn trên đường đi.

Nếu bạn chỉ có đúng một tuần lễ trên xứ sở Kiwi, hãy mạnh dạn dùng hết khoảng thời gian đó để khám phá đảo Nam. Nếu có đủ tự tin để cầm lái, bạn có thể thuê xe hơi tại sân bay. Còn không, bạn có thể đi cùng open tour của Magic Bus với hành trình 7 ngày có tên gọi Tranzalpine Experience.

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button