Chương trình Vui Tết Trung thu 2018 tại Hoàng thành Thăng Long

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm phát huy giá trị Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt các giá trị văn hóa phi vật thể, nhân dịp Trung Thu 2018, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức chương trình Vui Tết trung thu với nhiều hoạt động bổ ích và hấp dẫn. Chương trình không chỉ mong muốn mang tới cho các em thiếu nhi một mùa Trung thu ý nghĩa, với những hoạt động bổ ích lý thú, mà còn kỳ vọng tất cả những ai đã từng là thiếu nhi đều có thể có những trải nghiệm, hồi ức về những mùa trung thu đã qua của riêng mình.

image001

Đến với chương trình Vui Tết Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long, các em và các bạn sẽ được tham gia các hoạt động bổ ích và lý thú như: tham quan không gian trưng bày những hình ảnh và tư liệu quý về Trung thu; tham quan các gian hàng Trung thu truyền thống;xem các nghệ nhân trình diễn làm đồ chơi truyền thống; được trực tiếp trải nghiệm làm một số đồ chơi như: tô mặt nạ giấy bồi, làm và trang trí diều – chong chóng, nghệ thuật gấp giấy Origami (Nhật Bản), nặn tò he, làm gốm…; được tham gia nhiều trò chơi dân gian như: Bập bênh, đánh đu, cầu trượt, leo núi tam giác…; được thưởng thức những màn biểu diễn múa sư tử vui nhộn, những vở múa rối nước với những tích truyện xưa, trình diễn nghệ thuật trang trí và thả diều, gặp gỡ, giao lưu với các nhà khoa học và các nghệ nhân.

Thời gian:

Chương trình tổ chức trong 05 ngày (Từ ngày 19/9/2018đến ngày 23/9/2018, tức ngày 10/8 đến 14/8 năm Mậu Tuất).

Từ 8h00-17h00:Các ngày 19/9 và 20/9

Từ 8h00-21h00:Các ngày 21/9 đến 23/9

(Khai mạc chương trình vào 9h00, thứ Tư, ngày19/9/2018)

Địa điểm: Khu Di sản Thế giới Hoàng Thành Thăng Long (Số 19 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội).

 Nội dung chương trình chi tiết:

*Các hoạt động trưng bày: Không gian trưng bày Đồ chơi trung thu truyền thống bằng giấy với chủ đề “Giấy hồng vui tết Trung thu”, mục đích muốn truyền đạt thông điệp tới các bạn trẻ “Lựa chọn đồ chơi thân thiện, an toàn, bảo vệ môi trường”.

* Biểu diễn nghệ thuật: Múa sư tử (đội múa làng Triều Khúc, Hà Nội); múa rối nước (phường múa rối nước Thanh Hải, Thanh Hà, Hải Dương), Trình diễn nghệ thuật trang trí và thả diều (Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa diều Việt Nam)…

– Ngày 21/9 – Thứ Sáu :Múa sư tử: 19h00’ – 19h20’; 20h00’-  20h20’.

Múa Rối nước:19h40’-20h00’; 20h30’-20h50’.

Ngày 22/9 – Thứ Bảy:

Múa Rối nước:9h00’-9h20’; 9h50’-10h10’;14h30’-14h50’;15h30’-15h50’;19h30’-19h50’; 20h30’-20h50’.

Trình diễn Diều:9h20’ – 9h50’; 10h00’ – 10h30’; 15h20’ – 15h50’; 16h30’ – 17h00’; 19h00’ – 19h30’; 20h00’- 20h30’.

– Ngày 23/9 – Chủ Nhật: Múa Rối nước: 9h00’- 9h20’; 9h50’-10h10’; 14h30’-14h50’; 15h30’-15h50’; 19h30’-19h50’; 20h30’-20h50’.

* Trình diễn và tương tác: Tô mặt nạ giấy bồi, làm và trang trí diều – chong chóng, nghệ thuật gấp giấy Origami (một nét đặc sắc trong nền văn hóa Nhật Bản), nặn tò he, làm gốm…

Các gia đình nghệ nhân tham gia: Ông Nguyễn Hùng Cường -Á quân Origami thế giới năm 2009(Nghệ thuật gấp giấyOrigami – Nhật Bản), ông Hoàng Điệp (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa diều Việt Nam), Nguyễn Đăng Hoàng (Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ diều Huế), gia đình ông Hoàng Bá Nhất – Nghệ nhân bồi và vẽ mặt nạ (Thuận Thành – Bắc Ninh); gia đình bà Nguyễn Thị Tuyến – nghệ nhân làm ông tiến sỹ giấy (Vân Canh – Hà Nội); gia đình ông Nguyễn Trọng Tới – Nghệ nhân gốm (Bát Tràng – Hà Nội); ông Đặng Văn Khang- Nghệ nhân tò he (Phú Xuyên – Hà Nội),…

* Hoạt động trò chơi: Bập bênh, đánh đu, cầu trượt, leo núi tam giác…

*Chương trình giáo dục học đường:

+ Tham quan tìm hiểu: Không gian trưng bày Đồ chơi trung thu truyền thống bằng giấy với chủ đề “Giấy hồng vui tết Trung thu”.

+ Gặp gỡ, giao lưu vớinhà sử học, nghệ nhân về 2 chủ đề:

Kể chuyện các bậc “Vua sáng tôi hiền” qua tích truyện trung thu trong cung đình Thăng Long

Giáo dục thế hệ trẻ thông qua đồ chơi giấy truyền thống

+ Trải nghiệm và tương tác: Làm đồ chơi Trung thu; tham gia các trò chơi; xem biểu diễn nghệ thuật: múa sư tử, múa rối nước, nghệ thuật thả diều.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội

 

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button