Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía đông với các dãy núi non trung điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù xa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.

Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học đo là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trược công nguyên hàng nghìn năm.

Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: đa, thông, thiên tuế, trò v.v…

Núi Hùng trông xa giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ, phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng, sông Lô, sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên trầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ – Chu Hoá). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô

Lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Từ  xa xưa lễ hội Đền Hùng đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam. Trong ngọc phả Hùng Vương (1470) đã chép “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Cổ tích), ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng Thánh Tổ Xưa”.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917) tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ lễ định ngày mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm làm ngày quốc tế (tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương một ngày, còn ngày giỗ Tổ 11 tháng 3 âm lịch do dân sở tại làm lễ).

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng.

Tại Nghị định 82/2001/NĐ-CP ngày 6/11/2001 của Chính phủ về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định cụ thể sau:

Năm chẵn (năm có chữ số cuối cùng là 0) Bộ văn hoá thông tin và UBND tỉnh tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà ước, Quốc Hội, Chính Phủ, UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

Năm tròn (năm có chữ số cuối cùng là 5) UBND tỉnh tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính Phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt  động trong lễ hội.

Tour Du lịch Cổ Loa Đền Hùng

Tour Du lịch Cổ Loa Đền Hùng thường xuất phát theo lộ trình từ Hà Nội đi đền Hùng vào lúc 06h00 và đến Đền Hùng vào lúc 09h30.

Tới đây, khách du lịch sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về các Vua Hùng, về các nàng công chúa Tiên Dung, Mị Nương, về hoàng tử Lang Liêu với sự tích bánh chưng, bánh dày….

Tiếp theo, du khách sẽ đến tham quan Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, Lăng vua Hùng và kết thúc tại đền Giếng.

Khoảng 13h00, Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi, du khách sẽ đi thăm quan khu di tích thành Cổ Loa với am Mỵ Châu, Đình Ngự Triều, giếng Ngọc và kết thúc tour tham quan này vào khoảng 16h00 để về Hà Nội.

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button