Lễ hội Thành Cổ Loa

Lễ hội diễn ra tại xã Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội hằng nămdiễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội ngày 6) đểtưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương người đã được vua Hùng thứ 18 nhườngngôi.

Hằng năm, lễ hội tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương diễn ra từ ngày 6 đến 16tháng giêng âm lịch (chính hội ngày 6). Lễ hội được tổ chức ngay tạikhu vực thành “Cổ Loa” xưa, tại xã Đông Anh, cách trung tâm Hà Nộikhoảng 20 km về phía đông.

Cổng đền đi vào ban thờ chính vua An Dương Vương

Thục Phán An Dương Vương vị vua Hùngthứ 18, người đã có công xây thành Cổ Loa, trị vì Âu Lạc trong 50 nămvào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Hội Cổ Loa là của chung một cụm támlàng (ngày trước gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, MạchTràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép. Cả 8 làng này đều thờ ThụcPhán nên đều tham gia tổ chức hội. Hội bắt đầu từ sáng sớm ngày 6 thángGiêng âm lịch.

Lễ hội đền Cổ Loa có đám rước thần uynghiêm của 12 xóm. Tối ở đình làng có đốt pháo hoa, hát ca trù, háttuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ. Các cụ bà đi lễ đình lễchùa. Thanh thiếu niên nam nữ có trò chơi: đánh đu, đấu vật, kéo co,leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt,hát quan họ…

Người đến vui hội rất đông, điều này cóthể dễ dàng nhận thấy qua lượng người đến Thành Cổ Loa ngày hômnay. Mọi người chen nhau vào đền thắp nén hương tỏ lòng thành kính vànguyện cầu phúc lộc yên vui và mọi điều tốt đẹp cho người thân.

Phần hội thì kéo dài tới rằm thánggiêng bằng nhiều trò vui. Đường đi vào đền Thượng rất đẹp và sạch sẽ,các dịch vụ vui chơi giải trí nhiều và phong phú. Các hàng ăn phục vụtối đa khách du xuân tuy nhiên chất lượng về sinh thì không ai dámkhẳng định. Nhìn chung dịch vụ phong phú nhưng giá thành cao. Vé gửi xeô tô 30 nghìn đồng/xe, xe máy 10-20 nghìn…

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button