Trong khuôn viên Thành cổ Hà Nội hiện còn lưu giữ một số hiện vật bằng đá từ các thời Lý, Trần, Lê. Phần lớn những hiện vật này được tìm thấy trong đợt khai quật khảo cổ được tiến hành năm 1998 bên trong thành cổ.
Những hiện vật bằng đá là bệ chân cột đều có hình chạm tiêu biểu cho văn hoá và nghệ thuật chạm khắc của mỗi thời kỳ. Bởi thế, ẩn chứa bên trong mỗi hiện vật là rất nhiều thông tin thú vị…
Chiến Thắng
Bề mặt bệ cột thời Lê cũng chỉ được chạm trang trí bằng một hình tròn đơn giản
Phần thân bệ cột thời Lê được trang trí bằng những đường kẻ sọc đơn giản
Bệ chân cột thời Lê, được khai quật năm 1998
Phần thân cối cửa thời Trần
Cối cửa đá thời Trần, khai quật năm 1998
Phần bệ trên cùng của bệ đá thời Trần cũng được chạm hình cánh hoa sen
Phần thân bệ đá thời Trần được trang trí theo lối giật tam cấp
Bệ đá thời Trần, khai quật năm 1998
Cánh sen – một trong những biểu tượng của nhà Phật. Thời Lý, Phật giáo rất được coi trọng. Hình tượng hoa sen của nhà Phật vì thế xuất hiện nhiều trong các công trình xây dựng trong thời kỳ này
Bề mặt bệ chân cột thời Lý được trang trí bằng hình tượng đài sen
Hình chạm trang trí trên phần thân bệ chân cột thời Lý không rõ ràng. Đôi chỗ còn một phần uốn lượn – có thể là một phần của hình chạm rồng
Bệ chân cột thời Lý, được khai quật năm 1998
Một hiện vật bằng đá hình tròn, chưa xác định niên đại và công dụng
Bệ đá chân cột chưa xác định niên đại
Ba tảng đá lát nền thời Lê có kích thước khoảng 40x70cm
Đá lát nền thời Lê, khai quật năm 1998
Tự động chạy