Bước chân qua cổng hành cung quay mặt ra đường Hoàng Diệu vào khu vực xưa kia là nơi dựng những cung điện nguy nga, tráng lệ, ai cũng có thể nhận thấy hầu hết các công trình đều có sử dụng loại vật liệu đặc thù – đá. Đường đi lối lại nơi đây cũng được làm từ đá tự nhiên tạo hình thành gạch lát nền. Đi trên những con đường lát gạch đá xanh phiến rộng mạch xếp in khít mà không cần dùng đến loại vật liệu liên kết nào, hay những con đường lát gạch mặt vuông nhỏ xinh nổi hằn những đường mạch xanh rì rêu phong, khách viếng thăm hẳn sẽ ngỡ như mình đang lạc bước giữa chốn cung đình thuở trước. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những đường đi lối lại làm thành nét duyên xưa trong khu thành cổ Hà Nội…
Nguyễn Tào
Đường đá ẩn hiện dưới những cây xanh và lùm hoa quanh năm tươi tốt
Lối đi dưới các cổng thành còn sót lại đều được lát bằng đá xanh khổ lớn
Hoa và lá vàng phơi mình trên con đường nhỏ xếp đá nhuốm màu thời gian tạo thành “bức tranh” đẹp mắt
Đường đá nhỏ bé dưới chân tường thành rộng lớn. Nó cho thấy một phần quy mô hoành tráng của Cấm thành khi xưa
Con đường lát đá xanh này gần như nằm trên “trục thần đạo” nối giữa Kỳ đài, Đoan môn với điện Kính thiên. Toà nhà phía trước chắn ngang “trục thần đạo” là công trình do Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc
Một trong số ít những lối đi bằng đá cổ xưa còn sót lại…
Những đường kẻ vạch song song tạo ra từ những viên gạch bằng đá từ lối đi đến tường thành tạo thành một công trình kiến trúc tuyệt tác
Đường đá dẫn lối lên thành cổ
Đường đá men theo lối ra vào hoàng cung của nhà vua nơi cổng thành
Lối đi phía trước cửa Đoan môn cũng được lát đá sạch sẽ
Những đường mạch xanh rì rêu phong làm tăng nét cổ kính cho đường đá
Đường lát đá xanh phiến rộng mới được trùng tu phía sau toà nhà hầm lịch sử
Đôi chỗ, đường đá nhỏ uốn quanh thành những cung tròn mềm mại
Đường đá hình chữ T khoẻ khoắn
Đường đá dẫn lối từ Lầu Công chúa ra một trong tám cổng hành cung còn được lưu giữ đến hôm nay
Tự động chạy