Trong khu Thành cổ Hà Nội hiện còn đôi rồng đá nguyên khối chầu hai bên lối lên Điện của nhà vua. Đôi rồng này được xây dựng năm 1467, thuộc dòng rồng Đế vương có năm móng. Đây là đôi rồng biểu tượng cho quyền lực của nhà vua.
Rồng đá điện Kính Thiên được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.
Nguyễn Tào
Cuồn cuộn mây dâng dưới thân rồng
Vây rồng dựng đứng khoẻ mạnh nhưng vẫn giữ được nét mềm mại
Mình rồng trơn, không có vảy
Vây rồng được tạo tác đến tận chóp đuôi
Góc nhìn từ vị trí của nhà vua thấy rõ hình ảnh mây cuồn cuộn chạy dài dưới thân rồng, tạo cảm giác vua đang ngự trên mây – biểu tượng của một vị Thiên tử
Trong khi mình rồng uốn lượn thấp dần – giống như tư thế chầu vua
Đôi đầu rồng ở tư thế ngửa nhìn lên cao, như sẵn sàng tuân mệnh vua
Những nét chạm làm nổi bật cơ bắp cuồn cuộn khoẻ mạnh của rồng, đặc biệt là ở phần chân – biểu tượng của sức bật mạnh mẽ
5 móng rồng nổi bật – biểu tượng của rồng đế vương (khác với hình tượng mình rắn của rồng không chân
Bờm rồng dài, uốn lượn về phía sau
Đầu rồng nổi bật với những nét chạm tinh xảo
Móng chân trước của rồng ở tư thế quặp – tư thế chầu vua
Rồng đá Điện Kính Thiên uốn 7 khúc, dài 5,3m
Tự động chạy