Sự thăng trầm của Hoàng thành

Tô Lịch – Nùng Sơn theo phong thủy xưa là hai biểu tượng của nước non Thăng Long – Hà Nội. Nói theo sinh thái học nhân văn thì Thăng Long – Hà Nội là một đô thị sông – hồ được bao bọc bởi một “tứ giác nước” 30 km “đường đê La Thành”

Nhị Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này.

Tô Lịch tách ra khỏi Nhị Hà ở khoảng chợ Gạo, chảy qua giữa Ngõ Gạch – Hàng Buồm, luồn qua Cầu Đông – Hàng Đường – Hàng Cá – Cống Chéo Hàng Lược, ngoằn ngoèo theo đường Quán Thánh rồi chảy xuống Thụy Khuê – Hồ Khẩu…

Kim Ngưu mở cửa vào Hồ Tây (cũng có tên khác là hồ Kim Ngưu), chảy theo chiều bắc – nam thành Ngọc Hà, dọc dài đường Ông Ích Khiêm – Lê Trực (nay là cống ngầm) luồn qua đường Cát Linh mà chảy xuống Hào Nam

Thích nghi tối ưu – tối đa với môi trường tự nhiên sông nước trên đại thể được vạch ra tóm gọn như trên, ta dễ dàng hiểu nhà phong thủy Cao Biền (thế kỷ IX) và các nhà quy hoạch La Thành – Đại La Thành – Long Phượng Thành sẽ lấy núi Nùng làm trung điểm và các đường – vệt nước sông hồ Tô Lịch – Kim Ngưu (Ngọc Hà) làm “hào” mà đắp xây các lũy thành. Các tấm bản đồ Thăng Long thành đời Lê, tuy không vẽ theo họa pháp địa lý học tân thời, về cơ bản cũng cho ta hình dung được điều đó (trong bài này tôi xin phép được sử dụng bản đồ do PGS.TS Ngô Đức Thọ vừa sưu tầm được trong cuốn Thiên tải nhàn đàm của Đàm Nghĩa Am viết và vẽ lại năm Gia Long thứ 9 – 1810).

Theo “thủ chiếu” của Lý Thái Tổ thì ngài muốn dời đô từ Hoa Lư ra “thành Đại La cố đô của Cao Vương”. Cố nhiên Ngài và các vua kế vị về sau cũng xây dựng thêm nhiều cung điện,cầu cống.

hoangthanh

Cửa Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn (xây trên nền Cửa Bắc thời Lê)

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button