Những khẩu súng thần công cổ xưa nhất xuất hiện phía trước các cổng hành cung thuộc khu thành cổ Hà Nội cho thấy, ngay từ thuở xưa, quan hệ trao đổi mua bán giữa nước ta với các nước phương Tây đã rất phát triển. Điều này cũng khẳng định tư duy khá nhanh nhạy của các triều đại phong kiến Việt Nam trong việc tiếp thu những sản phẩm tiên tiến từ nước ngoài. Những khẩu thần công đầu tiên này đã góp phần không nhỏ trong các thế trận công – thủ để bảo vệ Hoàng thành Thăng Long.
Những khẩu thần công cổ xưa được thiết kế theo lối đúc kín đuôi, nhồi đạn phía trước và có lỗ khai hỏa phía sau. Kiểu thiết kế này chỉ dành cho súng không dùng đạn nổ, mà chỉ dùng đạn đặc bằng đá, đồng hoặc chì. Dẫu sức sát thương không cao, nhưng thời bấy giờ, súng thần công bắn đạn đặc đã rất tiến bộ so với các loại vũ khí bằng cung tên, gươm giáo thô sơ. Tuy vậy, do đuôi súng được đúc kín nên sức giật của súng rất mạnh, thân súng dễ bị vỡ do áp suất nén trong nòng súng cao.
Đến thời Lê Trung Hưng, bên cạnh những khẩu súng thiết kế theo lối cổ đã xuất hiện loại súng hiện đại nhồi đạn từ phía sau. Loại súng hiện đại này khắc phục được khá nhiều nhược điểm của súng nhồi đạn phía trước, độ chính xác và sức sát thương cao hơn, đồng thời cũng an toàn hơn cho pháo binh, hiệu quả bảo vệ Hoàng thành vì thế cũng lớn hơn.
Nguyễn Tào
Cận cảnh khẩu thần công hiện đại thời Lê Trung Hưng nhìn từ phía trên
Phần đuôi súng được đúc thông với nòng. Đây là loại thần công nạp đạn phía sau. Kiểu thiết kế hiện đại này giúp giảm sức giật của súng khi bắn, đồng thời tránh được tình trạng áp suất trong nòng súng quá cao và không thoát được ra ngoài dẫn tới nguy cơ bể thân súng
Khẩu súng này cũng có trục ngang ở giữa
Khẩu thần công này được trang trí bằng những họa tiết mềm mại bằng đồng. Nó nhỏ nhưng dài hơn các loại súng thần công cổ có mặt tại Hoàng thành trước đó
Khẩu súng thời Lê Trung Hưng được thiết kế tương đối hiện đại
Khẩu súng không có trục ngang, cũng không có tay sách
Khẩu súng có tay xách phía trên
Đạn thời Lê Trung Hưng vẫn chưa phải là đạn nổ nên tính sát thương không cao
Đạn thời Lê Trung Hưng vẫn chưa phải là đạn nổ nên tính sát thương không cao
Phần đuôi hai khẩu thần công bên đường Nguyễn Tri Phương cũng được đúc đặc
Cũng giống hai khẩu thần công bên đường Hoàng Diệu, hai khẩu thần công bên đường Nguyễn Tri Phương có trục ngang ở giữa để đặt trên giá có bánh xe
Họng súng ở đây lớn hơn họng súng bên đường Hoàng Diệu
Và súng bên hữu bên đường Nguyễn Tri Phương
Súng bên tả bên đường Nguyễn Tri Phương
Hai khẩu thần công án ngữ trước cổng hành cung số 9 Hoàng Diệu
Do đuôi súng đúc đặc, nên súng thần công cổ được nhồi đạn từ họng súng
Đuôi súng đúc đặc – dấu hiệu đặc trưng của súng thần công cổ xưa
Lỗ khai hỏa đặt phía trên ở phần đuôi
Súng bên tả cổng hành cung số 9 Hoàng Diệu
Súng bên hữu cổng hành cung số 9 Hoàng Diệu
Tự động chạy