Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa

Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, Thục Dương Vương quyết định xây thành Cổ Loạ

Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau nhờ có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh nhiều vòng dưới chân thành, Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữạ Sự thực về truyền thuyết đó ra sao chúng ta vẫn không biết

Thời đó, tổ tiên chưa có gạch nung, vì vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6.5 km, vòng trong 1.6 km. Diện tích thành trung tâm lên tới 2 km vuông. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính tới 2.2 triệu mét khốị Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếụ Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khó khăn. Thành bị đổ nhiều lần. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đã đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật đã được tổ tiên khám phá. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp đá tảng. Hòn nhỏ có đường kính 15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để mà xây thành một công trình như vậy thật là không đếm nổị

Thành Cổ Loa không chỉ là một công trình to lớn và lâu đời nhất của dân tộc mà còn là công trình để bảo vệ sự an nguy của quân sự Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ thủy binh hùng ma.nh. Thửơ ấy, sông Thiếp-Ngũ Huyền Khê-Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Ddông Anh). BởI vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể là sở trường của người Lạc Việt, chẳng bao lâu, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành thủy quân cảng. Rồi dân được điều tới khai phá vừng rừng đa (Gia Lâm), rừng mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm), thành ruô.ng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí xuất hiện. Một bên là côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông đã chế tạo nỏ liên châu, mỗi phát bắn ra hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục ngàn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng cho nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài ba sản xuất.

Với vị trí thuận lợi đó, với cái sắp xếp thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, và vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của Cổ Loa thời đó thật đáng sợ

Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo vĩ đại của dân Việt.

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button